Cuộc nói chuyện của một sinh viên đại học 22 tuổi với CEO Apple đặc sắc tới mức nào mà được 200 triệu người theo dõi? Ẩn ý đằng sau đó còn kinh ngạc hơn nữa!

01

Vài ngày trước, tôi có đọc được đoạn hội thoại giữa một giáo viên piano và một ứng viên ứng tuyển vào trung tâm dạy piano của cô ấy.

Ứng viên 23 tuổi, vẫn đang học đại học, tuy nhiên yêu cầu công việc lại cần giáo viên toàn thời gian.

Cuộc nói chuyện của một sinh viên đại học 22 tuổi với CEO Apple đặc sắc tới mức nào mà được 200 triệu người theo dõi? Ẩn ý đằng sau đó còn kinh ngạc hơn nữa! - Ảnh 1.

Kết quả, ứng viên sau khi biết mình không phù hợp yêu cầu đã trực tiếp buông những lời không hay.

Trong khi CV của ứng viên này khi giới thiệu bản thân có viết: giỏi giao tiếp, nhẫn nại, trách nhiệm, sẵn sàng làm theo yêu cầu của cấp trên.

Vậy mà, chỉ sau khi biết không hợp nhau, lập tức cho thấy được bản chất thực sự của mình.

Có người hỏi tôi rằng, các bạn trẻ bây giờ đều nóng nảy, bốc đồng như vậy ư?

Có lẽ vậy. Thế hệ trước khi đi phỏng vấn phần lớn đều rất lịch sự lễ phép, dù có trúng tuyển hay không thì vẫn luôn cố gắng để lại ấn tượng tốt trong lần đầu gặp gỡ và nói chuyện.

Người trẻ bây giờ, thích là thích, không thích thì thể hiện “cá tính” của mình, thực ra không phải vì họ nóng nảy hơn hay như nào, mà bởi lẽ, cơ hội để họ lựa chọn đã trở nên nhiều hơn thế hệ khi công nghệ chưa phát triển ngày xưa.

Còn nhớ chúng ta khi còn nhỏ, khi được hỏi ước mơ sau này là gì, câu trả lời của chúng ta về cơ bản đều là giáo viên, bác sỹ, nhà khoa học, phi hành gia, cảnh sát…

Vì sao ước mơ của chúng ta lại khác nhau như vậy?

Bởi lẽ ở thời đại đó, có nằm mơ chúng ta cũng không nghĩ được rằng sẽ có những nghề nghiệp kiểu như livestream bán hàng, dịch vụ thuê người yêu ảo, riview đồ…

Nếu bạn chơi điện tử mà chơi ra gì thì còn có thể làm “giáo viên hướng dẫn”.

Cuộc nói chuyện của một sinh viên đại học 22 tuổi với CEO Apple đặc sắc tới mức nào mà được 200 triệu người theo dõi? Ẩn ý đằng sau đó còn kinh ngạc hơn nữa! - Ảnh 2.

Gần đây, việc một sinh viên năm tư của Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh đã có một cuộc trò chuyện qua video dài 18 phút với CEO Cook của Apple đã trở nên rất hot ở đất nước này, thu hút tới 200 triệu lượt xem video.

Có cư dân mạng nói: Tôi mua Iphone vẫn còn phải trả góp, vậy mà có người 22 tuổi đã được ngồi đó nói chuyện với CEO của Apple.

Có thể giao tiếp mạch lạc với Cook, lại còn được tương tác trên Weibo, sinh viên này chắc chắn không phải người bình thường.

Cậu sinh viên tên Hà Thế Kiệt, là một Tech Influencer nổi tiếng tại Trung Quốc, các video đánh giá về điện tử công nghệ của cậu sinh viên này đều nhận được vô cùng nhiều lượt xem.

Thế hệ thanh niên hiện đại ngày nay, chỉ cần dựa vào mạng xã hội thôi, cũng có thể kiếm được rất nhiều tiền.

Nghe nói, Hà Thế Kiệt đã thành lập công ty riêng, tự chủ phát minh ra một ứng dụng có tên “Khóa thời gian” với mục đích chữa chứng nghiện điện thoại.

Tuy mới chỉ là sinh viên năm tư, nhưng tương lai dường như là vô hạn với cậu.

Cuộc nói chuyện của một sinh viên đại học 22 tuổi với CEO Apple đặc sắc tới mức nào mà được 200 triệu người theo dõi? Ẩn ý đằng sau đó còn kinh ngạc hơn nữa! - Ảnh 3.

Hà Thế Kiệt trong cuộc trò chuyện với CEO của Aplle, Tim Cook

02

Mô hình lợi nhuận của rất nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội cũng đều giống như Hà Thế Kiệt.

Thông qua các video hoặc livestream, số lượng người theo dõi tăng, sau khi có một lượng người theo dõi nhất định, chủ kênh có thể nhận quảng cáo, thậm chí chỉ dựa vào điểm thưởng của nền tảng thôi cũng có thể kiếm được không ít tiền.

Cứ như vậy, ngày càng có nhiều người trẻ cho rằng làm người nổi tiếng trên mạng xã hội là một nghề vừa nhẹ nhàng, lại vừa kiếm được nhiều tiền.

Thậm chí, có những thanh thiếu niên ngay từ sớm đã lập chí đi theo con đường này.

Xinhua, một trang của Trung Quốc đã làm một nghiên cứu khảo sát những người trẻ sinh sau năm 95 trở đi.

Theo đó, kết quả cho thấy: 48% lựa chọn sau khi tốt nghiệp sẽ đi làm công ty; còn 54% trong số những người lựa chọn làm việc độc lập lại có thiên hướng đi theo hướng sử dụng mạng xã hội để kiếm tiền.

Nguyên nhân là bởi “làm người nổi tiếng trên mạng xã hội thì không cần học hành lại kiếm được tiền nhanh”.

Tuổi thơ của chúng ta lớn lên với từng trang sách, từng cuốn truyện hay chiếc máy điện tử xếp gạch, trẻ con ngày nay, phần lớn thời gian đều cùng với chiếc điện thoại, hàng ngày xem những video mà thậm chí còn không phù hợp với độ tuổi.

Rất nhiều người trẻ bây giờ cho rằng làm người nổi tiếng trên mạng xã hội dễ dàng hơn chuyện học hành rất nhiều.

Cuộc nói chuyện của một sinh viên đại học 22 tuổi với CEO Apple đặc sắc tới mức nào mà được 200 triệu người theo dõi? Ẩn ý đằng sau đó còn kinh ngạc hơn nữa! - Ảnh 4.

Tác giả Stefan Zweig trong cuốn Marie Antoinette” của mình có viết:

“Cô ấy khi đó còn quá trẻ, không biết rằng tất cả những món quà của vận mệnh đều âm thầm chứa một cái giá ở bên trong.”

Đời người làm gì có đường tắt, bất cứ một thành công nào cũng đều cần chúng ta đầu tư vào đó một khoảng thời gian và những nỗ lực vô cùng lớn.

Bạn cho rằng Lý Giai Kì, ông hoàng livestream bán son của Trung Quốc kiếm tiền dễ dàng, chỉ cần mở miệng ra là kiếm được một đống tiền mà không biết rằng, mất 6 năm để anh từ một nhân viên giới thiệu mỹ phẩm tới cái danh ông hoàng son môi.

Khi mới bắt đầu livestream bán hàng, anh chỉ có thể phát trực tiếp trong một căn phòng nhỏ hẹp, mỹ phẩm bày ra khắp nhà, không có trợ lý, chỉ một mình tác chiến.

Cuộc nói chuyện của một sinh viên đại học 22 tuổi với CEO Apple đặc sắc tới mức nào mà được 200 triệu người theo dõi? Ẩn ý đằng sau đó còn kinh ngạc hơn nữa! - Ảnh 5.

Lý Giai Kì, ông hoàng son môi của Trung Quốc

Tương tự vậy, có thể bạn thấy Hà Thế Kiệt, người nói chuyện với CEO của Apple rất là ngầu, mà không biết rằng khoảng thời gian cậu quyết định bắt đầu làm video, cậu đã phải bỏ ra rất nhiều nỗ lực: cuộc sống sinh hoạt hàng ngày duy trì ở mức tối giản nhất có thể, một năm đặt tới hơn 300 lần thức ăn nhanh, mỗi một kịch bản cho một video phải chuẩn bị mất 2 tuần, trước khi quay đọc đi đọc lại 5 lần, thức đêm chỉnh sửa video là chuyện như cơm bữa.

Cuối cùng, vào tháng 6/2019, những nỗ lực của cậu đã được nhìn thấy, một video review về mạng 5G của cậu trở nên vô cùng phổ biến, lượng người theo dõi trên Weibo (tương tự Facebook) trong nháy mắt tăng lên hơn 600 ngàn, trên Bilibili (Tương tự Youtube) tăng lên hơn 1 triệu người, phó chủ tịch OPPO thậm chí còn trực tiếp vào bình luận trên trang cá nhân của cậu.

Cậu còn từng được trò chuyện với Lei Jun, CEO của Xiaomi, từng được lên đài truyền hình Trung Ương Trung Quốc, và cả cuộc trò chuyện với CEO của Apple…

Trên thế gian này không có cái gọi là “thiên tài”, cũng chẳng có ai có thể cả đời “ngồi mát ăn bát vàng”, đằng sau mỗi một nhân vật nổi tiếng bạn thấy trên mạng xã hội, mỗi một người giàu, một triệu phú, một tỷ phú, đều là những nỗ lực, những giọt mồ hôi mà bạn thậm chí còn không tưởng tượng được.

Người thực sự ưu tú, sẽ không bao giờ đi đường tắt, bất kể lựa chọn phát triển con đường sự nghiệp, công việc của mình theo hướng nào, nghiêm túc phát triển, nghiêm túc lấy thực lực ra để nói chuyện, đó mới là chính đạo.

Cũng giống như có người từng nói: “Người thông minh, luôn dùng những cách ngốc nhất.”

Cách ngốc nhất chính là nỗ lực bằng chính đôi bàn tay, bằng chính sức lực của mình.

Đừng bao giờ cho phép mình có một cái suy nghĩ rằng làm nghề nào đó vì việc nhẹ, lương cao, kiếm tiền nhanh. Trên đời này không tồn tại cái nghề nào gọi là “việc nhẹ lương cao” cả, bạn bỏ ra bao nhiêu, bạn sẽ kiếm lại được bấy nhiêu!

Thời gian sẽ không phụ lòng bất ai, chỉ cần bạn đủ nỗ lực, vận mệnh tuyệt đối không bạc đãi bạn.