Giá coin ‘Squid Game’ tăng 450 lần nhưng nhà đầu tư không thể bán

Cộng đồng tiền mã hóa nghi ngờ token ăn theo bom tấn “Squid Game” là một trò lừa đảo.

Theo Cointelegraph, sau khi được ra mắt vào đầu tuần này, token Squid Game (SQUID) đã có mức tăng trưởng tới 450 lần chỉ trong vài ngày. Loại token này được “lấy cảm hứng” từ một bộ phim cùng tên trên Netflix và rất thịnh hành trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư cho biết họ không thể bán SQUID bất chấp mức giá tăng vọt.

“Chúng tôi đã nhận được rất nhiều báo cáo rằng người dùng không thể bán token này trên PancakeSwap. Vui lòng thận trọng khi giao dịch”, trang web theo dõi tiền mã hóa CoinMarketCap cảnh báo.

Token SQUID lua dao,  Token,  Coin anh 1

Tính đến thời điểm viết bài, dữ liệu từ sàn PancakeSwap cho thấy giá trị SQUID tăng chóng mặt.

Cũng theo CoinMarketCap (CMC), tính đến thời điểm hiện tại, SQUID chỉ xuất hiện duy nhất trên sàn giao dịch phi tập trung PancakeSwap. Token này đang giao dịch ở mức 5,71 USD và nằm trong nhóm tăng giá mạnh mẽ nhất trên CMC, với khối lượng giao dịch hàng ngày đạt mốc 7 triệu USD.

Giữa sự phát triển thần tốc của SQUID cùng với các báo cáo về việc không thể giao dịch, một số nhà đầu tư trong cộng đồng tiền mã hóa bắt đầu cáo buộc token này có khả năng là một âm mưu lừa đảo.

Một tài khoản Twitter có tên Crypto Tyrion cho biết những nhà sáng lập của token SQUID thậm chí không thuộc mạng lưới chuyên nghiệp của LinkedIn. Đồng thời, tài khoản này nhấn mạnh rằng nhóm sáng lập của SQUID đang chặn các bình luận của người dùng trên Twitter.

Một số nhà quan sát cũng chỉ ra nhiều vấn đề “nghiệp dư” trong sách trắng của SQUID, bao gồm sai ngữ pháp, lỗi chính tả và một số tuyên bố chưa được xác minh. Theo nguồn kiểm tra lừa đảo Scamadviser, trang web chính thức của token Squid Game chỉ có điểm tin cậy là 45/100.

Trong sách trắng của mình, SQUID được cho thực hiện “cơ chế chống bán phá giá” nhằm ngăn các nhà đầu tư giao dịch đồng tiền của họ theo cách tương tự của một số coin lớn đang triển khai. Cụ thể, người dùng phải nắm giữ token “Marbles” để bán một lượng SQUID nhất định.

“Nếu bạn nắm giữ một số ‘Marbles’, bạn có thể bán số lượng SQUID nhất định bất kỳ lúc nào trên PancakeSwap. Sau khi bán, những ‘Marbles’ đó trong ví của bạn sẽ tự động bị tiêu hủy”, sách trắng của SQUID viết.

Ngoài ra, ngày 29/10, CMC đã đưa ra một lưu ý rằng sự tăng trưởng thần tốc của SQUID có thể dẫn đến tình trạng không đủ khả năng chi trả đối với hầu hết người tham gia do yêu cầu nắm giữ tối thiểu. Do đó, nhà đầu tư phải nắm 15.000 SQUID, tức là hơn 80.000 USD.

Về phần mình, đồng sáng lập của CoinGecko, Bobby Ong nhấn mạnh trang web của ông không hề liên quan đến SQUID như những gì nó đề cập. “Token này không đáp ứng được các tiêu chí niêm yết của chúng tôi, do đó nó sẽ không được liệt kê trên CoinGecko”, Bobby Ong cho biết.

Loại coin ăn theo ‘Squid Game’ giảm giá hơn 3.500 lần trong một ngày

Giá của Squid Game Token đã giảm hơn 3.550 lần. Nhiều người dùng cho rằng đây là một dự án lừa đảo.

Trang phục ‘Squid Game’ bán chạy trên các sàn thương mại điện tử

Trang phục liên quan đến “Squid Game” đang là mặt hàng được ưa thích trên các sàn thương mại điện tử, đa phần được xuất xưởng từ Trung Quốc.

Squid Game khiến nhà mạng của Hàn Quốc khổ sở

Công ty viễn thông SK Broadband của Hàn Quốc cáo buộc Netflix làm gia tăng đột biến lưu lượng mạng sau khi nền tảng này phát hành phim truyền hình Squid Game.