“Fan cuồng” Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc “đưa game PlayStation lên PC” và tuyên bố tẩy chay

Tuyên bố trung thành với một một tập đoàn kinh doanh chưa bao giờ là một nước đi khôn ngoan. Trong thời buổi kinh tế thị trường, tập đoàn nào cũng sẽ chạy theo lợi nhuận, sẽ tìm cách khai thác những mỏ vàng đã và đang được nhiều bên nhòm ngó. Quyết định “tẩy chay” của người tiêu dùng trung thành chẳng mấy khi có hiệu quả, nhất là khi tập đoàn vẫn liên tục xuất xưởng những sản phẩm chất lượng.

Trong những tuyên bố gần đây, Sony thể hiện nguyện vọng khai thác mảng PC. Năm 2020, họ đưa tựa game Horizon Zero Dawn lên PC và chiêm ngưỡng khoản lợi nhuận khổng lồ từ tựa game đã 3 năm tuổi: nội trong tháng đầu tiên, Horizon Zero Dawn bán được 716.000 bản, và theo như mảng phân tích thị trường SuperData trực thuộc tập đoàn Nielsen cho hay, con số này gần thành công bằng siêu phẩm thời đại The Witcher 3: Wild Hunt. 

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 1.

Thành công về mặt tài chính của Horizon Zero Dawn khiến Sony tiếp tục đầu tư vào mảng chuyển tải game lên PC.

Điều đó chứng tỏ game thủ PC không sở hữu PlayStation sẵn sàng dốc ví mua những game chất lượng cao, và Sony khôn ngoan khi bắt đầu khai thác mảnh đất màu mỡ này. Đồng thời, động thái của Sony thổi vào Horizon Zero Dawn một luồng sinh khí mới, cần thiết lắm khi bản tiếp theo của series, Horizon Forbidden West sẽ đổ bộ PlayStation vào năm sau.

Nhưng đi kèm với việc Horizon Zero Dawn lên PC là lời ca thán của cộng đồng “fanboy” PlayStation, họ cho rằng đây là động thái đầu tiên cho thấy Sony bỏ mặc người dùng PS mà chạy theo lợi nhuận. Họ đúng một phần, ấy là nhìn ra bước đi “chạy theo lợi nhuận” của Sony.

Phát hành Horizon Zero Dawn là động thái thử lửa thị trường máy tính, xem những game thủ sở hữu PC hứng thú ra sao với một sản phẩm từng độc quyền trên nền tảng khác. Khi thấy cá cắn câu, Sony lập tức chuẩn bị cho mình một dàn mồi thơm với mong muốn khai thác triệt để ao cá béo mầm. Làm gì có công ty nào không chạy theo tiềm năng?

Trong một vụ rò rỉ diễn ra cách đây không lâu, một lập trình viên phát hiện ra danh sách một loạt game bom tấn độc quyền PlayStation sẽ đổ bộ PC. Chúng ta thấy tại đây những cái tên đình đám như game mới Returnal độc quyền PS5, bom tấn Ghost of Tsushima và tuyệt phẩm God of War. Nguồn rò rỉ danh sách này, tập đoàn NVIDIA, khẳng định danh sách là có thật, tuy nhiên cũng đồng thời tuyên bố những cái tên “chỉ được dùng để theo dõi và thử nghiệm nội bộ”, nhắc thêm rằng danh sách bao gồm “những tựa game mang tính suy đoán”.

Tối ngày hôm qua, Sony lặng lẽ đưa God of War (2018) lên Steam.

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 2.

Và những tiếng khóc của “fanboy” vang một góc trời

Ngay lập tức, nhiều thành viên của cộng đồng “fanboy Sony”, những người tự cho mình là người tiêu dùng trung thành với nhãn hiệu Sony, tuyên bố tẩy chay. Họ sử dụng những từ ngữ đáng sợ như “phản bội”, “gian dối”, “lính đánh thuê” hay chúc Sony yên giấc ngàn thu khi đã tự đào hố chôn mình.

Đi xa hơn, họ mô tả hai cộng đồng game PC và PlayStation thuộc về hai dòng dõi khác biệt. Họ cho rằng game của PlayStation không được lên nền tảng khác. Một loạt comment yêu cầu chủ tịch Jim Ryan của Sony từ chức. 

Thời điểm Horizon Zero Dawn lên PC, cộng đồng “fan cuồng” này có lên tiếng nhưng yếu ớt hơn nhiều. Cho đến khi tuyệt phẩm nổi danh cả ngành game như God of War (2018) lên PC, phản ứng trái chiều mới dữ dội đến vậy. Trên bài đăng blog của PlayStation, trên mạng xã hội Twitter và nhiều nền tảng mạng xã hội khác, hàng ngàn comment cho rằng Sony đã phản bội người tiêu dùng.

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 3.

Game thủ ném PS5 vào bồn cầu, tuyên bố “cần gì tới máy nữa” nếu như game nào cũng lên PC.

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 4.

“Tuyệt quá, sẽ thêm người được trải nghiệm God of War” – “Nếu bạn nghĩ không đáng mua PS4 để chơi GOW và những game độc quyền khác … bạn không xứng đáng được chơi bất cứ game gì bởi lẽ bạn không trân trọng chúng” – “Cậu là ai mà nói tôi không có quyền chơi game? À phải rồi, cậu chẳng là ai cả. Cứ bực tức đi nhé”.

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 5.

“Game Xbox và PlayStation đều lên PC, tại sao tôi lại phải trả tiền cho game và chơi online nhỉ? Các bạn là lũ tồi và tôi mong các bạn phá sản”.

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 6.

“Kẻ phản bội. Kẻ lừa lọc. Lũ đánh thuê”.

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 7.

“Game PlayStation không bao giờ nên lên PC. Các bạn đang đưa game cho cộng đồng không góp công XÂY NÊN PLAYSTATION. Lũ phản bội.”

Họ khẳng định sẽ không mua sản phẩm Sony nữa, từ chối tiếp tục ủng hộ một tập đoàn không quan tâm tới người tiêu dùng. Fan cuồng nền tảng Sony vốn sung sướng thưởng thức những tựa game độc quyền trên nền tảng mình, tự hào vì mình sở hữu những thứ các bên khác không khó, bộc lộ tính ích kỷ khi bị tước đi cái vị thế “độc quyền”.

Bài học từ quá khứ

Thuở xưa, khi cộng đồng lên tiếng “tẩy chay Modern Warfare 2” bởi nhà phát triển xóa cơ chế tạo máy chủ riêng (dedicated server), không hỗ trợ những trận quá 18 người chơi. Tuy nhiên Infinity Ward khẳng định họ không quá lo lắng. 

Thật vậy, ngay cả khi cộng đồng khóc than rồi đánh giá một sao sản phẩm, ngay cả khi họ quy tụ được hơn 180.000 chữ ký nhằm kêu gọi nhà phát triển phải đáp ứng yêu cầu của mình, và sẽ tẩy chay nếu không được như ý, game vẫn bán chạy.

Thực tế, phiên bản PC của Modern Warfare 2 còn bán chạy hơn cả bản PC của Call of Duty 4: Modern Warfare ngay trong tuần đầu tiên mở bán, biến nó thành bản PC thành công nhất của chúng tôi”, Robert Bowling, lúc bấy giờ đang làm việc cho Infinity Ward, viết trong bài đăng trên trang chủ công ty.

Hình ảnh dưới đây cho thấy một nhóm những người chơi tuyên bố tẩy chay CoD: Modern Warfare 2 đang chơi game gì sau màn mạnh miệng:

Fan cuồng Sony kêu trời, tự nhận mình là người thua thiệt trong canh bạc đưa game PlayStation lên PC và tuyên bố tẩy chay - Ảnh 8.

Tấm arnh đăng từ 12 năm trước bởi Jim Sterling, phóng viên kỳ cựu của làng game.

Lại nói về một bộ phận fan của nền tảng PlayStation. Tâm lý phát cuồng, yêu thích đến mức cực đoan một thực thể nào đó chẳng mấy khi đem lại những điều tốt đẹp. Họ có quyền đòi hỏi tập đoàn tôn trọng mình bằng việc phát hành những sản phẩm chất lượng, nhưng không thể tự cho mình cái quyền đưa ra định hướng cho tập đoàn. Họ cho rằng mình đã ủng hộ tập đoàn qua mọi thời kỳ sóng gió bấp bênh, nhưng họ quên rằng chính vì sản phẩm tốt đã dẫn họ tới với hãng. Tại sao không để những người khác cũng tiếp cận sản phẩm của Sony theo cách này?

Nhóm fan cuồng lên tiếng tẩy chay, nhưng liệu có kêu gọi đủ số người tẩy chay để làm tổn tại túi tiền của một tập đoàn công nghệ đa ngành nghề có giá trị lên tới hàng nghìn tỷ USD? Như đã nói, một khi Sony còn tung ra những sản phẩm chất lượng, thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng tìm tới họ.

Canh bạc của Sony: mất người dùng, nhưng cũng được người dùng

Động thái đưa God of War (2018) lên PC có thể khiến một nhóm người dùng sản phẩm của Sony quay gót, nhưng Sony sẽ có thêm một lượng lớn người dùng đổ về từ những “mỏ vàng” khác. Vừa được mở bán, God of War (2018) đã ngay lập tức vào danh sách game bán chạy nhất Steam trong tháng 10 này, và sẽ không ít những người trải nghiệm God of War tính ngay tới chuyện mua PlayStation 5 để thưởng thức God of War Ragnarok ngay ngày đầu game lên kệ.

Trailer gameplay đầu tiên của God Of War Ragnarök.

Những lời mè nheo trên khắp các forum, mạng xã hội không khác gì tiếng khóc hờn dỗi của một đứa trẻ khi thấy nhóc hàng xóm có món đồ chơi tương tự. Các bé tuôn hết nước mắt để thể hiện quan điểm bực tức với nhà sản xuất đồ chơi, nhưng rồi cũng sẽ nín khi thấy gào khóc chẳng có kết quả gì. Món đồ chơi cầm trong tay vẫn thú vị, hay kể cả những phiên bản sau này của nó cũng vậy. Nếu đứa trẻ không sẵn lòng chơi tiếp, bé có thể nhượng lại món đồ chơi cho những cá nhân chưa có cơ hội trải nghiệm.

Bất kỳ người chơi chơi game nào, không phân biệt nền tảng, cũng đều là game thủ cả. Hãy để thị trường game là một thị trường mở thực sự và bỏ đi khái niệm “độc quyền”, cho phép bất cứ ai đắm đuối môn nghệ thuật mới của nhân loại được thưởng thức những siêu phẩm hay nhất. Còn chơi ở đâu, được chơi sớm hay muộn, hay tiền của từng người chơi dùng để làm gì, ủng hộ ai, thì sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân.

Lời kêu gọi tẩy chay Sony ngày hôm nay cũng chỉ như cơn gió thoảng qua thôi. Lý do tẩy chay chưa đủ thuyết phục thì đại bộ phận người dùng cũng chỉ biết gật gù, rằng có một bộ phận cộng đồng người dùng đang không hài lòng với công ty.